Cách phục hồi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không




Theo kinh nghiệm của các cụ để lại vệ sinh vùng kín sau sinh bằng lá trầu không sẽ giúp phục hồi vùng kín sau sinh nhanh hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của lá trầu không với vùng kín? Các bạn có thể tham khảo bài viết sau.

1.  Tác dụng của lá trầu không với vùng kín
Trầu không (betel pepper) là loại cây dây leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. Đây là một loài cây thuốc vì nó có đầy đủ các tính chất dược học. Theo Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. 

Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 0,7 - 2,6%, trong đó chủ yếu là anethol, eugenol, carvacrol, chavibetol, chavicol, alylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, piperbetol, methylpiperbetol, piperol... Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật...nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ.
Lá trầu không có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trùng bởi các vết rạch tầng sinh môn. Tinh dầu trong lá trầu không còn có tính sát khuẩn có tác dụng làm lành các vết thương nhanh chóng. Do vậy có thể phục hồi vùng kín sau sinh vô cùng hiệu quả.
2.Cách vệ sinh, xông vùng kín bằng lá trầu không
Khi mua lá trầu không phải lựa chọn thật kỹ tốt nhất là nên tìm loại lá trầu không người nhà mình trồng đảm bảo an toàn sạch sẽ, không bị phun thuốc ngâm hóa chất. Sau đó các mẹ rửa sạch rồi vò nát lá trầu xong cho vào một chút muối cho nước vào lấp xấp lá trầu rồi đun sôi. Khi nước còn bốc hơi ấm có thể dùng làm nước xông, khi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín.
Cách xông vùng kín bằng lá trầu: Chuẩn bị một cái ghế để ngồi xông, hoặc có thể cho vào chậu rồi xông. Lưu ý là không nên xông lâu quá, chỉ xông với thời gian vừa phải. Không nên xông lúc vừa mới đun sôi xong, vì lúc đó nóng quá sẽ không tốt cho vùng kín.
Dùng lá trầu không để rửa âm đạo: Khi nước đã nguội các mẹ rửa vùng kín nhẹ nhàng thật sạch rồi dùng nước lá trầu không rửa vùng kín với động tác nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng nước lá trầu không để thụt âm đạo vì sẽ làm cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong gây viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến hệ sinh sản của các mẹ sau này.
2.     Một số lưu ý khi phục hồi vùng kín bằng lá trầu không

Rửa lá trầu không chỉ thích hợp nhất khi các mẹ sinh xong, bị rạch tầng sinh môn. Vì vậy chỉ nên rửa bằng lá trầu không trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh để làm vết thương nhanh lành. Còn sau đó thì nên hạn chế vì rửa lá trầu không nhiều sẽ làm cho vùng kín bị khô.
-Với những chị em có hiện tượng vùng kín bị ngứa, nấm có thể dùng lá trầu không để rửa. Vì lá trầu không có tính kháng viêm diệt khuẩn, tiêu trừ nấm âm đạo rất tốt.
- Khi mua nên chọn lá trầu không có nguồn gốc, sau đó về rửa sạch từng lá một dưới vòi nước sạch rồi ngâm qua nước muối trước khi cho vào đun.
- Tuyệt đối không dùng nước lá trầu không để thụt rửa âm đạo.
Dùng lá trầu không để phục hồi vùng kín sau sinh là một trong những cách được các cụ truyền lại có tác dụng làm đẹp vùng kín của phụ nữ sau sinh vô cùng hiệu nghiệm. Hi vọng qua bài viết  này các mẹ có thêm kinh nghiệm làm đẹp vùng kín hiệu quả qua đó giúp các mẹ giảm bớt những đau đớn, căng thẳng sau quá trình sinh nỡ mệt nhọc.

Share this article :
+
Previous
Next Post »
0 Thẩm Mỹ Viện Placencare - Số 1 Công Nghệ Làm Đẹp "Cách phục hồi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không"

Terima Kasih Sudah Berkomentar
 
Back To Top